TPHCM quản lý dân cư bằng “dấu vân tay”

Là địa phương tiên phong áp dụng công nghệ triển khai mô hình quản lý dân cư bằng phần mềm điện tử thay hộ khẩu, UBND phường Bến Nghé (quận 1, TPHCM) đã giúp người dân tiết kiệm được thời gian công sức mỗi khi đi sao y, chứng thực,…


Tiện lợi cho người dân

Cuối năm 2010, UBND phường Bến Nghé bắt đầu thực hiện mô hình quản lý dân cư bằng phần mềm điện tử. Trong thời gian này, cán bộ phường đến từng nhà dân để thu thập, lấy dấu vân tay, sao chụp các loại giấy tờ gốc của người dân để làm cơ sở dữ liệu.

Một năm sau, phần mềm đi vào hoạt động, mọi công việc chứng thực, sao y, làm thủ tục giấy tờ khác người dân không phải lỉnh kỉnh mang bản gốc lên phường như trước nữa.

Bà Vương Ánh Tuyết (ngụ hẻm 113 Nguyễn Trãi, phường Bến Thành, quận 1, TPHCM) cho biết, trước đây UBND phường Bến Thành có triển khai mô hình quản lý cư dân bằng phần mềm rất tiện lợi cho người dân trong việc chứng giấy tờ, sao y này kia.
Bà Vương Ánh Tuyết mong mỏi phần mềm quản lý dân cư hoạt động trở lại. Ảnh Đình Du


“Dù đêm hay ngày, chỉ cần ngồi nhà với vài thao tác click chuột là gửi lên UBND phường những thủ tục mình cần làm. Khi nào cán bộ phường xử lý xong thì mình đến nhận về thôi”, bà Tuyết nói.

“Hồi trước nếu muốn đi đăng ký các thủ tục hành chính hoặc đi công chứng sao y, tui phải cất công lục lại các loại giấy tờ như sổ hộ khẩu, sổ hồng…. Thậm chí những trường hợp cần trích lục lại sổ cũ, tui phải lên công an trích lục lại rất mất thời gian”, bà Tuyết chia sẻ.

Có mặt tại UBND phường Bến Thành, bà Tư (khu phố 6, phường Bến Thành, quận 1, TPHCM) cho biết: “Tui thích cái mô hình này. Nó vừa hiện đại, vừa tiện lợi cho người dân”.

Theo bà Tư, phần mềm quản lý dân cư của phường có nhiều phân hệ như phân hệ sao y, phân hệ quản lý dân số kế hoạch hóa gia đình, giáo dục,…Người dân có nhu cầu làm giấy tờ ở lĩnh vực nào thì vào phân hệ đó mà làm trên phần mềm rồi gửi đến phường để họ xử lý.
Bà Tư góp ý trực tiếp với ông Đoàn Xuân Vinh, Phó Chủ tịch UBND phường Bến Thành về phần mềm quản lý dân cư dừng hoạt động. Ảnh Đình Du
“Tui thường sử dụng phân hệ sao y các loại giấy tờ như hộ khẩu, chứng minh nhân dân,…thì chỉ cần vào phần mềm đăng ký. Đến ngày hẹn có kết quả thì đến phường nhận lại thôi. Không cần mang những giấy tờ gốc đến đối chứng”, bà Tư nói.

Bà Tư liền đáp rằng cái gì cái, bà vẫn ưng ý cái phần mềm quản lý dân cư này. Nhưng hơn 1 năm nay không thấy phường áp dụng nữa. Giờ đây người dân quay trở lại cách thức truyền thống thì cũng mất công, mất thời gian. “Nên tui mong phường sớm triển khai thực hiện lại và tốt hơn cho người dân được nhờ. Cái gì tiện lợi cho người dân thì làm chứ sao lại dừng?”, bà Tư thắc mắc.

Thiếu kinh phí!

Ngày 9/11, trao đổi với Tiền Phong, ông Đoàn Xuân Vinh, Phó Chủ tịch UBND phường Bến Thành thừa nhận, mô hình này đã dừng hồi năm 2016 do thiếu kinh phí sửa chữa và phí duy trì vận hành quá cao.

Cũng tỏ ra tiếc nuối khi phần mềm dừng hoạt động, ông Vinh kể hồi đó, cán bộ phường đi đến từng nhà dân sao chụp, scan các loại giấy tờ gốc như hộ khẩu, chứng minh thư, hộ tịch, bằng cấp,… của người dân để về đưa vào cơ sở dữ liệu. Một năm sau, phần mềm hoàn chỉnh và đi vào hoạt động với nhiều phân hệ như sao y, chứng thực; phân hệ quản lý hộ tịch, dân số kế hoạch hóa gia đình; bằng cấp giáo dục,…
Người dân đến UBND phường Bến Thành làm thủ tục hành chính. Ảnh Văn MinhNgười dân chỉ cần ngồi nhà “đặt hàng” cho phường những loại giấy tờ cần sao y, chứng thực,…UBND phường sẽ làm sẵn, khi nào người dân có thời gian thì lên nhận về mà không phải chờ đợi như trước.

Theo ông Vinh, hiện nay phần mềm đang bị trục trặc nhưng chưa có kinh phí sửa chữa, nâng cấp lên. Lúc trước phường có thuê một kỹ sư công nghệ để vận hành phần mềm tuy nhiên do mức lương thấp nên người này bỏ việc. Phường cũng đã liên hệ với các công ty công nghệ thì có nhận tin báo là phải tốn gần 300 triệu đồng để sửa chữa tuy nhiên số tiền này quá lớn với địa phương.

“Với mong muốn được tiếp tục phục vụ người dân tốt hơn bằng phần mềm quản lý dân cư này, phường cũng đã đề nghị cấp trên xem xét cấp kinh phí để sửa chữa nhưng đến nay vẫn chưa thấy”, ông Vinh nói.

Theo Tiền Phong
Bài viết đóng góp, xin gửi về email: dailypress.com@gmail.com

Copyright 2014 © Dailypress. All rights reserved.
Trang thông tin điện tử tổng hợp Dailypress.
Ghi rõ nguồn Dailypress khi phát hành lại những thông tin này!
Trang thông tin Dailypress
Văn phòng tại Tp. Hồ Chí Minh
Email: dailypress.com@gmail.com