Nâng cao nhận thức về văn hóa đọc

Nhân 'Ngày sách Việt Nam' 21/4 và 'Ngày sách Thế giới' (World Book Day) 23/4, trường Đại học RMIT Việt Nam đã tổ chức chương trình 'Trao đổi sách' nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa đọc tại hai cơ sở Nam Sài Gòn và Hà Nội vào ngày 23/4.


Chương trình “Trao đổi sách” tại Thư viện trường ĐH RMIT Việt Nam

Trong những năm gần đây, nạn mù chữ ở Việt Nam đã được loại bỏ hoàn toàn, tỉ lệ người biết đọc biết viết trên toàn quốc tăng đều (khoảng 94 – 97%). Tuy nhiên theo một số thống kê, khả năng đọc viết ở Việt Nam đang có dấu hiệu giảm sút. Trong năm 2016, trung bình một người Việt Nam ước lượng đọc ít hơn một cuốn sách mỗi năm.

Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa đọc, thư viện ĐH RMIT Việt Nam và CLB sinh viên Sách Hay đã phối hợp thực hiện chương trình “Trao đổi sách” nhằm giúp sinh viên và cán bộ giảng viên RMIT nâng cao thói quen đọc sách. Tham gia chương trình, các bạn độc giả có thể đổi sách cũ để lấy những quyển sách mới.

Bà Clare O'Dwyer, Trưởng thư viện và Phòng Hỗ trợ học thuật sinh viên ĐH RMIT Việt Nam, cho biết: “Văn hóa đọc là nền tảng cần thiết để nâng cao kiến thức của bản thân ngay cả trong thời đại kỹ thuật số. Thư viện RMIT Việt Nam sẽ tổ chức các chương trình, sự kiện và dịch vụ nhằm nâng cao khả năng tiếp cận với sách cho cộng đồng sinh viên trong trường”.

Từ tháng 12/2016 đến tháng 7/2017, thư viện RMIT Việt Nam đã tổ chức một chương trình hữu ích mang tên “Đọc mở rộng. Là chương trình cung cấp sách phù hợp với trình độ của sinh viên, “Đọc mở rộng” đã giúp tăng 600% số lượng sinh viên tiếng Anh đến mượn sách.

Tầm quan trọng của văn hóa đọc cần được nhận thức một cách đúng đắn

Theo NNVN
Bài viết đóng góp, xin gửi về email: dailypress.com@gmail.com

Copyright 2014 © Dailypress. All rights reserved.
Trang thông tin điện tử tổng hợp Dailypress.
Ghi rõ nguồn Dailypress khi phát hành lại những thông tin này!
Trang thông tin Dailypress
Văn phòng tại Tp. Hồ Chí Minh
Email: dailypress.com@gmail.com