Văn hóa làm việc hiện đại quyết định thành công khi chuyển đổi số

Sự thay đổi của lực lượng lao động Việt nam kéo theo việc các tổ chức cần đẩy mạnh văn hóa làm việc mới để thành công trong chuyển đổi số, theo một nghiên cứu của Microsoft.



Nghiên cứu của Microsoft chỉ ra rằng 54% lao động Việt nam mong muốn tổ chức đầu tư vào phát triển văn hóa và 60% mong muốn lãnh đạo dỡ bỏ khác biệt văn hóa số

54% người tham dự khảo sát cho rằng tổ chức của họ có thể làm nhiều hơn để đầu tư phát triển văn hoá. Nghiên cứu đã tìm ra những yếu tố gây ảnh hưởng đến văn hoá công việc ở Việt Nam như sau:

Gia tăng lực lượng làm việc hay dịch chuyển và phơi nhiễm với các hiểm họa an ninh mới: Sự gia tăng tính di động kèm theo việc phát triển vũ bão của công nghệ di động và đám mây tạo ra hệ quả là các cá nhân đag làm việc trên nhiều thiết bị tại nhiều địa điểm. Trên thực tế, nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có 10% làm việc toàn thời gian trong văn phòng, 88% đang làm việc trên điện thoại thông minh của cá nhân. Và điều này tạo ra những thách thức an ninh mới cho các tổ chức.

Gia tăng nhóm làm việc đa dạng: Nghiên cứu chỉ ra 36% lao động Việt cùng một thời điểm hợp tác với khoảng 10 nhóm làm việc khác nhau. Điều này cho thấy, để hoàn thành công việc hiệu quả, cần triển khai các công cụ hợp tác và chia sẻ thông tin thời gian thực.

Tồn tại khoảng cách về kỹ năng số của nhân viên dù các lãnh đạo đang nắm bắt chuyển đổi số: Dù chỉ số triển khai công nghệ mới đang gia tăng trong mọi ngành công nghiệp, việc triển khai lại không đồng nhất. Trên thực tế, 60% người được hỏi cảm thấy rằng có thể làm nhiều hơn nhằm thu hẹp khoảng cách kĩ năng số giữa các lao động.

"Sự gia tăng ứng dụng công nghệ số, cùng với sự tham gia lực lượng lao động trẻ thuộc thế hệ Millennials(2) đã góp phần thay đổi cách thức người lao động vận dụng kiến thức tới kỹ năng trong công việc, cũng như các công cụ họ sử dụng. Với hơn một nửa số Millennials toàn cầu đang cư trú ở Châu Á, môi trường làm việc sẽ cần phải chuyển đổi để thích nghi với thói quen công nghệ của những lao động bản địa này. Ngoài ra, khi triển khai các công nghệ mới và hiện đại, các tổ chức cần quan tâm củng cố kỹ năng cho lực lượng lao động để phát huy tối đa năng lực sáng tạo, làm việc cộng tác và chiến lược cho tương lai", ông Phạm Trần Anh, Phó Tổng Giám đốc khối khách hàng Doanh nghiệp và đối tác chiến lược, Microsoft Việt nam chia sẻ.

Triển khai văn hóa làm việc mới để nắm bắt thành công chuyển đổi số.

Dù 80% các lãnh đạo khu vực nhận thức rằng cần chuyển đổi vào kinh tế số để thành công, nhưng con người vẫn là trọng tâm của chuyển đổi số.

"Con người là trọng tâm của chuyển đổi số. Những kỳ vọng, kiến thức và kỹ năng của họ, cũng như công cụ họ sử dụng để làm việc, đang là chỉ số xác định mức độ chuyển đổi mà tổ chức cần đạt được. Thách thức mà họ đối mặt hiện nay là làm sao để triển khai những phương pháp mới giúp thúc đẩy văn hoá làm việc hiện đại nhằm gia tăng hiệu quả cho lao động Châu Á, đặc biệt là những người ở tuyến đầu(3). Theo ước tính, có 2 tỷ lao động tuyến đầu trên toàn cầu, chiếm phần lớn lực lượng lao động hiện nay", ông Phạm Trần Anh, Phó Tổng Giám đốc khối khách hàng Doanh nghiệp và đối tác chiến lược, Microsoft Việt nam chia sẻ.

Hiện nay, lao động tuyến đầu đang đại diện cho công ty, là điểm đầu kết nối công ty với toàn thế giới – trước hết thu hút khách hàng, đại diện cho thương hiệu và kế đó theo dõi sản phẩm và dịch vụ được triển khai.

Công nghệ là chìa khóa để lao động tuyến đầu trở thành phần không tách rời của thành công trong chuyển đổi số

"Chúng tôi tin rằng mọi lao động - từ xưởng sản xuất đến phòng khách hàng và phòng điều hành – đều đóng góp tốt cho tổ chức. Theo quan điểm này, những lao động tuyến đầu trong chuyển đổi số sẽ tạo ra những cơ hội mới - cho các lao động, các tổ chức mà họ làm việc và các ngành công nghiệp cũng như xã hội nói chung. Tại Microsoft, chúng tôi nhận ra rằng các cơ hội có thể được mở ra nhờ công nghệ thông qua việc trang bị cho nhân viên tuyến đầu những công cụ phù hợp, ví dụ như Microsoft 365. Các dự án chuyển đổi số chỉ thành công nếu các công cụ phù hợp được triển khai cho nhân viên để họ khai thác và tối đa hóa các công cụ này phục vụ công việc", ông Phạm Trần Anh, Phó Tổng Giám đốc khối khách hàng Doanh nghiệp và đối tác chiến lược, Microsoft Việt nam bổ sung.

Microsoft mới ra mắt Microsoft 365 mở rộng, bao gồm Microsoft 365 F1, cung cấp tiềm năng built-in (dựng sẵn) có chủ đích, giúp thúc đẩy văn hoá và cộng đồng tuyến đầu, huấn luyện và đào tạo nhân viên, số hóa quy trình kinh doanh, cung cấp chuyên môn theo thời gian thực, đồng thời giảm thiểu rủi ro và chi phí. Các tính năng tìm kiếm thông minh mới, tầm nhìn về truyền tải thông tin thông minh được tập trung trong Microsoft Team, và các cải tiến về quản lý CNTT và bảo mật đảm bảo khách hàng luôn an toàn và quy chuẩn cũng được giới thiệu tại Ignite:

• Microsoft 365 F1 là bộ sản phẩm tích hợp Office 365, Windows 10 và Enterprise Mobility + Security nhằm trao quyền cho hơn hai tỷ lao động tuyến đầu toàn cầu- những nhân viên nắm vai trò là đầu mối kết nối công ty và khách hàng hoặc những nhân viên trực tiếp tạo ra sản phẩm.

• Giới thiệu tầm nhìn mới cho truyền thông thông minh, bao gồm kế hoạch đưa năng lực của bộ Skype for Business Online vào Microsoft Team, kèm các dịch vụ nhận thức và dữ liệu, chuyển Microsoft Team trở thành trung tâm thực sự để làm việc hợp tác theo nhóm trong Office 365, với các dịch vụ chat, thoại và video.

• Các trải nghiệm tìm kiếm thông minh mọi nơi trong Microsoft 365 giúp đưa ra nhiều kết quả tìm kiếm phù hợp hơn nhờ sử dụng AI và học máy.

• Microsoft 365 cung cấp các tính năng bảo vệ hiểm họa nâng cao (ATP - Advanced Threat Protection) giúp gia tăng khả năng chống lừa đảo, bảo vệ tăng cường cho SharePoint Online, OneDrive for Business, Microsoft Team và tích hợp tính năng dò tìm và nhận diện các nguy cơ cả trên đám mây và tại doanh nghiệp.

Thúy Vinh
Bài viết đóng góp, xin gửi về email: dailypress.com@gmail.com

Copyright 2014 © Dailypress. All rights reserved.
Trang thông tin điện tử tổng hợp Dailypress.
Ghi rõ nguồn Dailypress khi phát hành lại những thông tin này!
Trang thông tin Dailypress
Văn phòng tại Tp. Hồ Chí Minh
Email: dailypress.com@gmail.com