Phân bón Phú Mỹ giúp nông dân thu lợi nhuận hơn 230 triệu đồng/ha tiêu

Dailypress - Đơn vị thành viên của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) là Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Trung (PVFCCo Central) đã phối hợp với Trung Nghiên cứu Đất – Phân bón và Môi trường Tây Nguyên tổ chức hội thảo tổng kết mô hình trình diễn (MHTD) hiệu quả sử dụng bộ sản phẩm phân bón Phú Mỹ, gồm: Đạm Phú Mỹ, NPK Phú Mỹ, Kali Phú Mỹ trên cây hồ tiêu tại xã Ea Ning, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.

Phân bón Phú Mỹ giúp nông dân thu lợi nhuận hơn 230 triệu đồng/ha tiêu

Tham dự hội thảo, về phía Trung Nghiên cứu Đất – Phân bón và Môi trường Tây Nguyên, có ông Hồ Công Trực – Giám đốc Trung tâm; đại diện chính quyền địa phương, đại diện PVFCCo Central cùng các đại lý, cửa hàng và hơn 100 nông dân tiêu biểu. Mô hình có diện tích 0,5ha, thực hiện ở xã Ea Ning, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Đây là vùng trồng tiêu lớn, nên việc triển khai mô hình cùng với hướng dẫn kỹ thuật chăm bón một cách thực tế, trực quan cho bà con đã được bà con quan tâm ngay từ ngày đầu thực hiện. 


Dù vườn được trồng trên vùng đất xấu, mùa nắng nứt nẻ, mùa mưa thoát nước chậm rất khó cho cây tiêu sinh trưởng và phát triển tốt. Chủ vườn cũng mới đầu tư nên chưa có kinh nghiệm nhiều, tuy nhiên PVFCCo Central và Trung tâm Nghiên cứu Đất – Phân bón và Môi trường Tây Nguyên đã quyết định lựa chọn để thực hiện mô hình điểm nhằm hướng dẫn trực tiếp cho bà con trong khu vực cách chăm bón để vườn phục hồi, nhằm cho thu hoạch tốt không chỉ vụ này mà cả ở những vụ sau.

Kết quả MHTD sử dụng bộ sản phẩm phân bón Phú Mỹ đều cho kết quả vượt trội so với đối chứng, cụ thể: năng suất tươi cao hơn 11,5%, năng suất tiêu hạt cao hơn 8,1% so với bón phân theo tập quán nông dân. Theo đó, lợi nhuận thu về của mô hình bón phân Phú Mỹ (mô hình) là 234,19/ha triệu đồng, cao hơn 21,94/ha triệu đồng/ha so với đối chứng.


Ông Hồ Công Trực – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đất – Phân bón và Môi trường Tây Nguyên cho biết: “để có được kết quả khả quan này, ngay từ ngày đầu thực hiện mô hình, đội ngũ kỹ thuật của Trung tâm đã đánh giá vườn cây, phân tích dinh dưỡng trong đất để có những khuyến cáo phù hợp. Kết quả phân tích trước thí nghiệm, đất có hàm lượng đạm tổng số, lân dễ tiêu, kali dễ tiêu ở mức trung bình; đất hơi nghèo caxi, magiê và các khoáng vi lượng. Chúng tôi đã bón phân cân đối bên cạnh bổ sung các khoáng trung vi lượng để không chỉ nuôi cây mà còn duy trì dinh dưỡng trong đất. Lượng phân bón cho một ha hồ tiêu kinh doanh như sau: Lần 1: bón 300 kg NPK Phú Mỹ 25-5-5 vào tháng 3; Đầu mùa mưa (tháng 5) bón 700 kg NPK Phú Mỹ 16-16-8+13S+T và 40 kg Đạm Phú Mỹ; Giữa mùa mưa (tháng 8): bón 800 kg NPK Phú Mỹ 16-7-17+Bo+TE; Cuối mùa mưa (tháng 9) bón 700 kg NPK Phú Mỹ 15-15-15. Nhờ bón phân cân đối và đúng kỹ thuật nên tỷ lệ sâu bệnh, tỷ lệ rụng trái giảm đáng kể giúp năng suất vụ này tăng cao. Bên cạnh đó, chúng tôi đánh giá khả năng phân cành, tạo bộ tán của vườn tiêu tạo tiền đề nâng cao năng suất vụ sau”.


Ông Nguyễn Đức Thắng - chủ mô hình cho biết: “Mấy năm nay giá tiêu tăng vù vù nên gia đình chúng tôi cũng cải tạo khu đất để trồng tiêu. Năm trước vườn còn xấu lắm, khi làm mô hình bà con xung quanh ai cũng nghĩ chắc không được đâu vậy mà sau một năm như mình đi tham quan thấy đó, vườn tiêu ai cũng mê. Tôi và bà con ở đây được tập huấn hai đợt cũng như theo dõi quá trình chăm bón của mô hình sử dụng phân bón Phú Mỹ cũng học được nhiều”. 

Kết quả mô hình cho thấy các sản phẩm phân bón Phú Mỹ có chất lượng tốt, phù hợp với thổ nhưỡng và cây trồng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, gia tăng giá trị nông sản. Bên cạnh đó PVFCCo còn tích cực chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật góp phần tích cực trong việc xây dựng thương hiệu cho nông sản địa phương và làm giàu cho bà con.

Thục Vy





Bài viết đóng góp, xin gửi về email: dailypress.com@gmail.com

Copyright 2014 © Dailypress. All rights reserved.
Trang thông tin điện tử tổng hợp Dailypress.
Ghi rõ nguồn Dailypress khi phát hành lại những thông tin này!
Trang thông tin Dailypress
Văn phòng tại Tp. Hồ Chí Minh
Email: dailypress.com@gmail.com