Chú trọng nhu cầu nội địa, nhưng xuất khẩu vẫn là chìa khoá tăng trưởng

Theo báo cáo Triển vọng kinh tế Đông Nam Á mới nhất của ICAEW, mặc dù xuất khẩu đã tăng trưởng mạnh vào đầu năm, nhưng nhu cầu nội địa vẫn là động lực chính cho sự tăng trưởng của châu Á. Xuất khẩu tiếp tục là một nhân tố quan trọng, khi giao thương quốc tế phát triển đã thúc đẩy tiêu dùng trong nước và đầu tư, đặc biệt ở khu vực Đông Á.

Khu vực này chứng kiến tăng trưởng GDP mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2017, chủ yếu nhờ vào nhu cầu trong nước. Ở nhiều quốc gia, ảnh hưởng của thương mại quốc tế ròng đối với mức tăng trưởng GDP là tiêu cực và đã chậm hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu. Cơ chế của chuỗi cung ứng ở Châu Á và nhu cầu nội địa phục hồi có thể sẽ dẫn đến tăng trưởng nhập khẩu do xuất khẩu và tăng trưởng chung cùng được đẩy mạnh.


Nhu cầu trong nước vẫn là động lực chính cho tăng trưởng của châu Á trong 05 năm qua, mặc dù xuất khẩu tiếp tục đóng vai trò quan trọng. Sự gia tăng về tầm quan trọng của các yếu tố nội địa trong việc hỗ trợ sự tăng trưởng của khu vực, một phần là do nhu cầu toàn cầu suy giảm trong một thời gian dài và ít cơ hội để cải thiện xuất khẩu. Các chính sách trong nước ngày càng mở rộng, đẩy mạnh tiêu dùng và đầu tư. Chiến lược này đã thành công trên diện rộng, và điều này đã giúp Châu Á tiếp tục vượt trội hơn so với các khu vực khác bất chấp sự trì trệ của môi trường bên ngoài.

Priyanka Kishore, Cố vấn kinh tế ICAEW kiêm Trưởng nhóm chuyên gia kinh tế thuộc tổ chức Oxford Economics cho biết: "Trong tương lai gần, chúng tôi hy vọng các nhà hoạch định chính sách vẫn tạo điều kiện, cả về chính sách tài khóa và tiền tệ. Tổng giá trị xuất khẩu tiếp tục có những tác động lan tỏa quan trọng đối với nền kinh tế trong nước. Điều này không nên bỏ qua, đặc biệt khi nguồn thu của các nền kinh tế châu Á không bị tách rời khỏi chu kỳ thương mại toàn cầu.”

Tại các nền kinh tế đang có tăng trưởng xuất khẩu đáng kể, như Singapore và Malaysia, nhu cầu tư nhân nội địa cũng chứng kiến đà tăng mạnh. Điều này chủ yếu nhờ vào lĩnh vực sản xuất phục vụ cho xuất khẩu ở các nền kinh tế này. Do đó, nhu cầu bên ngoài cải thiện tạo điều kiện cho sản xuất, dẫn đến đầu tư cao hơn, thu nhập ngày càng tăng và người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn. Những yếu tố này cũng có thể dẫn đến tăng tỷ lệ việc làm, năng suất được cải thiện và phát triển kinh tế nói chung.

Mặt khác, các quan ngại ngày càng tăng về kinh tế nội địa ở một số vùng của Đông Nam Á cho thấy sự suy giảm về tăng trưởng. Sau khi Vua Bhumibol qua đời vào năm 2016, tình hình chính trị có thể trở nên căng thẳng hơn ở Thái Lan và các căng thẳng chính trị ngầm có thể lại nổi lên vào một thời điểm nào đó, gây ảnh hưởng cho nền kinh tế.

Mark Billington, Giám đốc Khu vực Đông Nam Á của ICAEW, cho biết: “Với những rủi ro nội địa đang gia tăng ở các nước như Thái Lan và sự đi xuống đã được báo trước của xuất khẩu, chúng tôi vẫn còn khá thận trọng trong dự báo của mình. Hầu hết các nền kinh tế châu Á, nếu không muốn nói là tất cả, sẽ chứng kiến tốc độ tăng trưởng chậm lại. Nhìn chung, trong khi chúng tôi kỳ vọng nhu cầu nội địa tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc xác định quỹ đạo tăng trưởng của Châu Á, chúng tôi vẫn tin tưởng rằng đà tăng trưởng sẽ chậm lại, nhất là khi việc giảm cầu tại Trung Quốc tác động lên thương mại toàn cầu.”

Một số thông tin trong khác của báo cáo bao gồm: Triển vọng tăng trưởng của Indonesia vẫn còn mờ nhạt mặc dù các chính sách tiền tệ bất ngờ được nới lỏng

Dự báo tăng trưởng GDP của Indonesia trong năm 2017 là 5,1%. Cần phải có một bối cảnh chính trị tốt hơn và nhu cầu trong nước tăng mạnh hơn để đưa mức tăng trưởng trở lại con số 6%. Mục tiêu thâm hụt ngân sách đầy tham vọng là 2,2% của GDP trong năm tới cũng dẫn đến một số nguy cơ tụt giảm dự báo tăng trưởng của năm 2018.

Mặc dù có sự cắt giảm tỷ lệ lãi suất tái cấp vốn đáng ngạc nhiên của Ngân hàng Trung ương Indonexia (BI) - từ mức 4,75% đối với kỳ hạn 7 ngày trong tháng 7 xuống còn 4,25% vào tháng 9 - triển vọng tăng trưởng vẫn còn mờ nhạt do GDP thực tăng trưởng 5% năm trong quý 2 năm 2017 (cùng tốc độ với quý trước). Chi tiêu ở khu vực tư nhân, động lực chính thúc đẩy tăng trưởng, tăng đều đặn ở mức 5% so với cùng kỳ, đóng góp 2,75 điểm phần trăm vào tăng trưởng toàn phần. Chi tiêu tiêu dùng ít có dấu hiệu tăng, tiêu dùng của chính phủ giảm 1,9% so với năm trước. Mặc dù hoạt động xuất khẩu giảm, xuất khẩu ròng đã đóng góp 0,6 điểm phần trăm cho tăng trưởng chung, và tăng trưởng của khu vực tư nhân tăng đáng kể lên 5,1% trong năm 2017.

Một điểm sáng nữa là triển vọng tích cực về FDI. Trong những tháng gần đây, Indonesia đã có xếp hạng triển vọng tín dụng được nâng hạng bởi cả Moody's (từ 'tích cực' lên 'ổn định') và S&P (từ BB+ lên BBB-). Những bước tiến này sẽ thúc đẩy dòng vốn đầu tư, với mức tăng trưởng đầu tư đã tăng lên 5,4% so với năm trước từ 4,8% trong quý 1 (mức tăng hơn 5% đầu tiên trong 6 quý). Triển vọng đầu tư trực tiếp cũng được hỗ trợ bởi một loạt chính sách vừa công bố vào năm ngoái, giúp khôi phục niềm tin của nhà đầu tư tại Indonesia và tạo đà tăng FDI vững mạnh hơn nữa.

Tuy nhiên, xem xét kỹ hơn các dữ liệu thương mại cho thấy đà tăng chậm lại, phù hợp tình trạng suy giảm của thương mại toàn cầu và nhập khẩu sau thời điểm lễ hội Ramadan. Triển vọng cho năm 2018 cũng bị ảnh hưởng bởi kế hoạch ngân sách mới được công bố gần đây.

Tăng trưởng của Thái Lan giữ ở mức gần 3,5% do đầu tư vẫn là rào cản

Dự báo tăng trưởng GDP vào năm 2017 của Thái Lan lên đến 3,5%, cao hơn một chút so với dự báo trước đó và sự tăng trưởng đạt được vào năm 2016. Đây là kết quả của sự tăng trưởng GDP trong quý 2 năm 2017, đạt được do sức tiêu thụ mạnh mẽ hơn và hàng hóa ít tồn đọng, cùng với GDP điều chỉnh theo mùa tăng 1,33% so với quý trước.

Dữ liệu hàng tháng cho thấy nền kinh tế trong nước đang duy trì tăng trưởng đáng kể. Chỉ số tiêu dùng tăng lên tháng thứ ba liên tiếp vào tháng 7, trong khi hoạt động xuất khẩu hàng hóa mạnh mẽ hơn trong năm nay có thể kích hoạt đà tăng đầu tư kinh doanh và sản lượng sản xuất. Tăng cường đầu tư công cũng sẽ tiếp tục là trọng tâm. Đồng thời, chính sách tiền tệ có thể sẽ được ban hành để giúp thúc đẩy nền kinh tế trong nước. Ngân hàng Trung ương Thái Lan có vẻ sẽ không tiếp tục cắt giảm lãi suất, mặc dù lãi suất hiện đang ở mức 1,50%, thấp kỷ lục kể từ tháng 4 năm 2015. Tuy nhiên, đợt tăng lãi suất đầu tiên được dự báo sẽ không diễn ra cho đến cuối năm 2018.

Đà tăng trưởng kinh tế vẫn chưa thể rõ ràng khi điều kiện tín dụng vẫn còn tương đối chặt chẽ. Xuất khẩu ròng và đầu tư đã tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng nhập khẩu vẫn cao hơn 1,2% tốc độ tăng trường xuất khẩu so với quý trước và đầu tư công giảm đáng kể vào khoảng 1% GDP trong quý 2. Cũng có những rủi ro có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng được dự báo, từ những trì trệ quan liêu cản trở chi tiêu công và nhu cầu toàn cầu được dự báo sẽ suy yếu trong nửa cuối năm 2017.

Thúy Vinh
Bài viết đóng góp, xin gửi về email: dailypress.com@gmail.com

Copyright 2014 © Dailypress. All rights reserved.
Trang thông tin điện tử tổng hợp Dailypress.
Ghi rõ nguồn Dailypress khi phát hành lại những thông tin này!
Trang thông tin Dailypress
Văn phòng tại Tp. Hồ Chí Minh
Email: dailypress.com@gmail.com